Những ngành
học “đắt giá” hiện nay
Ngành Khoa học Vật liệu, Công nghệ Hóa học, Công nghệ biển,
Công nghệ hạt nhân và ngành Khí tượng - Thủy văn - Hải dương là những ngành học
được coi là “đắt giá” hiện nay với nhu cầu xã hội rất lớn bởi đây là ngành học mũi
nhọn, trọng điểm của quốc gia.
Ngành Khoa học Vật liệu:
Mục tiêu đào tạo: Đáp
ứng sự phát triển của khoa học vật liệu mới, trong đó có khoa học và công nghệ
nano được nhà nước xác định là một trong những ngành khoa học mũi nhọn của đất
nước.
Chương trình đào tạo cử nhân Khoa học vật liệu trang bị cho
sinh viên các kiến thức cơ bản về vật lý, toán học, tin học, hoá học, khoa học
và công nghệ vật liệu, đặc biệt là vật liệu điện tử nano (vật liệu từ, vật liệu
bán dẫn).
Sinh viên cũng được trang bị các kiến thức về khoa học công
nghệ các vật liệu tiên tiến khác như hợp kim đặc chủng, vật liệu tổ hợp, vật
liệu nanô, các vật liệu quang điện tử sử dụng trong nhiều lĩnh vực như sợi cáp
quang, laser... những vật liệu nền tảng của cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật
của thế kỷ 21.
Triển vọng nghề nghiệp: Sinh viên ngành Khoa học vật liệu đủ năng lực làm việc
ở các hãng công nghệ cao, các viện nghiên cứu, các tập đoàn kinh tế mạnh của
Nhà nước, của nước ngoài, các trường đại học. Đặc biệt là sinh viên ngành này,
nếu tốt nghiệp loại khá hoặc giỏi, ngoại ngữ tốt có khả năng học tập và nghiên
cứu ở các nước tiên tiến như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản,… Ngoài ra, sinh viên có thể
được đào tạo tiếp thạc sĩ và tiến sĩ ở trong và ngoài nước
Ngành Công nghệ hạt nhân:
Mục tiêu đào tạo: Công
nghệ hạt nhân là ngành đào tạo rất cần thiết phù hợp chủ trương của Đảng và nhà
nước về phát triển ngành điện hạt nhân hiện nay. Nhu cầu của đất nước về nhân
lực liên quan đến công nghệ hạt nhân là rất lớn.
Sinh viên trang bị những kiến thức về công nghệ hạt nhân cơ
bản, hiện đại và cập nhật các tiến bộ của công nghệ và vật lí hạt nhân trên thế
giới, được tham quan và thực tập thực tế tại các cơ sở hạt nhân trong nước.
Triển vọng nghề nghiệp: Đủ năng lực làm việc trên các lĩnh vực khác nhau của
nền kinh tế quốc dân nhưngành năng lượng hạt nhân để phục vụ nhu cầu điện
hạt nhân trong tương lai của đất nước, các ngành khoa học và kĩ thuật
hạt nhân cơ bản và ứng dụng; các ngành kinh tế thuộc các lĩnh vực công nghiệp,
nông nghiệp; y học xạ trị, khảo cổ học, địa chất thuỷ văn. Giảng dạy tại các
trường đại học, cao đẳng hoặc có thể được đào tạo tiếp thạc sĩ, tiến sĩ ở trong
và ngoài nước.
Ngành Công nghệ Hoá học:
Mục tiêu đào tạo: Trang
bị cho sinh viên những kiến thức đại cương về khoa học tự nhiên, khoa học xã
hội, kiến thức cơ bản về Hoá học và kiến thức chuyên sâu về Công nghệ các quá
trình Hóa học, tiếp cận những trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ nghiên
cứu khoa học và công nghệ. có khả năng ứng dụng công nghệ giải quyết các bài
toán thực tế trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế, xã hội, môi trường.
Triển vọng nghề nghiệp: Sinh viên sau khi tốt nghiệp có đủ khả năng làm việc
tại các viện nghiên cứu, các cơ quan quản lý, các cơ sở sản xuất và kinh doanh,
các công ty liên doanh có sử dụng kiến thức công nghệ hoá học và hoá học; giảng
dạy tại các trường đại học, cao đẳng, THPT, hoặc được đào tạo tiếp thạc sĩ,
tiến sĩ ở trong và ngoài nước.
Ngành Công nghệ biển:
Nước ta là một quốc gia giàu có về tài nguyên biển với 28/63
tỉnh thành phố có biển nhưng đội ngũ cán bộ về quản lý, khai thác tài nguyên
biển còn rất hạn chế và chưa được đào tạo theo một hệ thống.
Công nghệ biển là lĩnh vực ứng dụng các kiến thức khoa học
về môi trường biển và những nguyên lý công nghệ: kỹ thuật xây dựng, cơ kỹ
thuật, điện kỹ thuật, v.v... trong phân tích, thiết kế, xây dựng, khai thác và
quản lý các hệ thống hoạt động trong môi trường biển và ven bờ.
Việt Nam có 28 tỉnh và thành phố tiếp giáp với biển với
nhiều công trình, dự án liên quan đến biển, đến cửa sông, nhiều đô thị, khu
công nghiệp, công trình, làng nghề ven biển, các hoạt động đánh bắt và nuôi
trồng thuỷ hải sản, du lịch biển, giao thông vận tải thủy... cùng các hoạt động
kinh tế-xã hội khác liên quan đến biển đang diễn ra hết sức sôi động.
Mục tiêu đào tạo: Trang
bị cho sinh viên những kiến thức đại cương về khoa học tự nhiên, khoa học xã
hội. kiến thức cơ bản về toán, vật lý, hóa học, tin học, các văn bản pháp quy,
chính sách, kiến thức chủ yếu về khoa học biển, những nguyên lý công nghệ - kỹ
thuật xây dựng, cơ kỹ thuật, điện kỹ thuật,... trong phân tích, thiết kế, xây
dựng, khai thác và quản lý các hệ thống hoạt động trong môi trường biển, các ký
năng làm việc với tư cách nhà chuyên môn tư vấn, phân tích, quy hoạch, xây
dựng, khai thác và quản lý các hệ thống công trình, cơ sở hạ tầng kinh tế-kỹ
thuật liên quan đến môi trường biển, đủ kiến thức để tự hoàn thiện hoặc được
tiếp tục đào tạo thành chuyên gia bậc cao trong lĩnh vực khoa học và công nghệ
biển.
Triển vọng nghề nghiệp: Sinh
viên tốt nghiệp có đủ năng lực triển khai nghiên cứu khoa học bao gồm các khoa
học cơ bản của hải dương học và công nghệ biển cũng như các khoa học ứng dụng
của công nghệ biển trong các ngành công nghiệp, xây dựng, ngư nghiệp, giao
thông vận tải, bảo vệ môi trường biển … có thể làm việc trực tiếp như một
chuyên gia tư vấn, thiết kế, giám sát và quản lý trong từng lĩnh vực khoa học
và công nghệ biển theo các chuyên ngành đào tạo: công nghệ bờ biển, công nghệ
biển khơi, công nghệ môi trường biển, v.v... thuộc các lĩnh vực kinh tế xã hội,
môi trường, đảm bảo anh toàn, an ninh và chủ quyền quốc gia trên biển; các Cơ
quan quản lý, nghiên cứu khoa học, tư vấn, thiết kế thuộc Bộ Tài nguyên và Môi
trường, Viện Khoa học Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, các tỉnh, thành phố có biển trong cả nước … hoặc có thể được
đào tạo tiếp thạc sĩ, tiến sĩ ở trong và ngoài nước.
Ngành Khí tượng - Thủy văn - Hải dương:
Mục tiêu đào tạo: Trang
bị cho sinh viên những kiến thức đại cương về khoa học tự nhiên, khoa học xã
hội, Đồng thời, sinh viên còn được trang bị kiến thức khá đầy đủ về toán học,
vật lý và tin học, trong đó đặc biệt nhấn mạnh về kỹ năng lập trình, xử lý tính
toán trên máy tính. Sinh viên được tham quan, thực tập thực tế tại nhiều viện,
cơ sở nghiên cứu, triển khai trong đất liền, hải đảo, trên biển. Các đề tài
luận án, luận văn và khóa luận tốt nghiệp của sinh viên đều gắn với các đề tài,
dự án nghiên cứu khoa học của giáo viên về các hướng nghiên cứu như: dự báo
thời tiết, mô phỏng và mô hình hóa bão-xoáy thuận nhiệt đới, mô hình hóa khí
hậu khu vực và dự báo khí hậu, dao động và biến đổi khí hậu, khí hậu và môi
trường, khí tượng ứng dụng,…
Hiện nay, với sự phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu về
nghiên cứu và nhân lực ngành khí tượng, thủy văn, hải dương đang đứng trước
những cơ hội phát triển và hội nhập quốc tế. Vấn đề Biến đổi khí hậu và ứng phó
trước tình hình biến đổi khí hậu đã được Chính phủ thông qua và duyệt triển khai
với ngân sách lớn nhằm cải tạo điều kiện làm việc và đầu tư nghiên cứu.
Chiến lược phát triển Kinh tế biển đã được đề cập trong các
Hội nghị Trung ương với gói ngân sách đầu tư nghiên cứu gần 3000 tỷ. Vấn đề
Phòng chống thiên tai bão lụt là vấn đề mà Đảng, Nhà nước và nhân dân cùng quan
tâm và đầu tư lớn. Ngoài ra còn có các Chương trình Nước sạch nông thôn và Quy
hoạch tài nguyên nước và Kiểm soát môi trường và Năng lượng sạch ( Thủy điện,
Phong điện,,,, ). Đó là cơ hội và thách thức đối với ngành Khí tượng,
Thủy văn và Hải dương
Triển vọng nghề nghiệp: Sinh viên các ngành Khí tượng, Thủy văn và Hải
dương có nhiều cơ hội làm việc tại các Cơ quan trung ương và địa
phương, như Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia (Trung tâm Dự báo Khí tượng
Thủy văn Trung ương, Đài Cao không Trung ương, Trung tâm Tư liệu Khí tượng Thủy
văn, Các Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực), Tổng cục Biển và Hải đảo, Tổng cục
Môi trường, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, các Trường Đại học
và Cao đẳng, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Bộ Tư lệnh Phòng không -
Không quân, Bộ Tư lệnh Hải quân, Viện Quy hoạch thủy lợi…
Các công ty khảo sát điện, Viện thiết kế Bộ Giao thông vận
tải, Viện Hải dương học, Viện nghiên cứu Hải sản, các cơ quan truyền thông
Trung ương và địa phương, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, Sở Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn và các Dự án quốc tế. Các Trung tâm Tin học, Cơ sở,
Công ty có nhu cầu ứng dụng nhiều về Công nghệ Thông tin các cơ sở nghiên cứu,
đào tạo trong lĩnh vực tin học-tính toán, hoặc được đào tạo tiếp thạc sĩ, tiến
sĩ ở trong và ngoài nước.
Ngành Sư Phạm Mầm Non :
Hiện
cũng là ngành rất cấp thiết hiện nay với việc trong cả nước đang thiếu tới
29000 giáo viên và nhu cầu của ngành cần rất nhiều giáo viên có chuyên môn và
kỹ năng nghề nghiệp để dạy trẻ có những bước phát triển đầu đời cực kỳ quan
trọng. Ai sinh con ra cũng đều mong muốn con của mình có những bước phát triển
ngay từ những lúc ban đầu. Giáo Viên Mầm Non cần cho cả trường công và trường
tư thục hiện nay.
Nguồn:
dantri.com.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét