Có
nên hay không nên dẹp bỏ hệ đào tạo tại chức hiện nay
Phải nói rằng người Việt Nam chúng
ta nói chung luôn luôn đặt công việc học hành, đỗ đạt lên hàng đầu, nhiều nơi
đặc biệt ở miền bác bố mẹ thường dạy dỗ con cái ngay từ nhỏ câu đầu tiên
là "học để thoát khỏi đói nghèo", "học để làm quan để bố mẹ
nhờ"...
Chính vì nhiều câu nói như vậy nên
trong tiềm thức ai cũng muốn làm "thầy", làm “ quan” làm "ông này,
bà nọ" mà họ rất ít suy nghĩ làm "thợ", thực tế nhiều người làm
thợ có trình độ tay nghề cao có thu nhập hơn những người có bằng cấp đó thôi.
Trong khi ở
các nước tư bản hay tiên tiến ho dạy con ngay từ nhỏ tính tự lập, đam mê và
sáng tạo. Họ chú trọng vào đào tạo và phát huy hết khả năng trong lĩnh vực con
có khả năng không những là Bác sĩ, kỹ sư, chính khách, phục vụ hay thợ miễn sao
hướng con em mình làm theo năng lực và đam mê để tạo ra của cải cho bản thân và
cống hiến cho xã hội.
Ở nước
ta hiện nay thì tình hình như thế nào? Phải nói hiện nay tình hình vẫn không
thay đổi là bao, vẫn chú trọng đào tạo "thầy" hơn "thợ".
Trong nền giáo dục nước ta có rất nhiều loại hình đào tạo như chính quy, chuyên
tu, tại chức, từ xa, liên thông, văn bằng 2 không biết còn loại hình gì nữa. Ở
phạm vi bài này tôi xin nhận xét hệ chính quy và tại chức để đưa ra ý kiến bản
thân.
Trước tiên ta xem xét hoàn cảnh ra
đời của đại học tại chức, phải nói rằng hình thức đào tạo tại chức phát huy hết
ý nghĩa của nó trong những thập niên 80, 90, nó đáp ứng được điều kiện kinh tế
- xã hội thời bấy giờ.
Đất nước trong thời kỳ đổi mới nhưng
nhiều cán bộ công chức chưa đủ kiến thức chuyên môn làm việc bởi vì những người
này phần lớn đều tuổi trẻ đã đóng góp cho chiến trường, vì thế đến thời bình họ
đi làm cần phải vừa học, vừa làm bổ sung kiến thức nên loại hình tại chức rất
phù hợp và được nhiều người ủng hộ. Phải nói rằng đây là một bước đi đúng đắn
của nền giáo dục nước ta.
Đến nay, loại hình tại chức được
nhìn nhận như thế nào? Đây cũng là một câu hỏi của nhiều người đặt ra và rất
nhiều người có bằng tại chức hoang mang, phân vân vì chưa có sự thống nhất.
Trước tình hình nhiều tỉnh thành
không tuyển bằng tại chức vào làm công chức Nhà nước, bản thân tôi hoàn toàn
đồng tình, trong đó có nhiều lý do:
Thứ nhất,
về mặt lịch sử tôi thấy rằng hệ tại chức đã làm hết sứ mệnh của nó, số lượng
những người vì lý do cống hiến cho đất nước tuổi thanh xuân thời gian này đã
hết.
Hiện nay có rất nhiều người trẻ có
bằng chính quy được đào tạo một cách bài bản nhưng không có việc làm hoặc làm
những ngành nghề không phù hợp, vì thế không tuyển hệ tại chức là hoàn toàn tất
yếu. Nếu có thì có thể áp dụng đào tạo hệ tại chức cho các vùng đặc biệt khó
khăn như Tây bắc, Tây nguyên và Tây Nam Bộ những nơi đội ngũ cán bộ còn thiếu
và yếu cần bổ sung kiến thức và năng lực vì chủ yếu là các dân tộc ít người.
Thứ hai, thử hỏi đầu vào và đầu
ra của hệ tại chức bữa nay thì biết. Đầu vào quá dễ còn đầu ra thì đương nhiên.
Nhiều người học lực quá kém thi tất cả các trường không đậu nên chọn hệ tại
chức làm bến “ước mơ” làm “thầy” chứ vẫn không chịu học nghề.
Nhiều ý kiến cho rằng nhiều người vì
không có điều kiện nên học tại chức, nói thế thì đúng với một số lượng rất ít
với kiểu “không đủ điều kiện” nghĩa đen. Còn về nghĩa bóng thì không đủ điều
kiện học lực là nhiều, vì thế chọn lựa hệ tại chức là chính xác.
Thứ ba, trong triết học có nói “biến
chuyển về lượng đã mới biến chuyển về chất”, áp dụng trong giáo dục thì ta
thấy, thời gian học hệ tại chức được bao nhiêu? Nhồi nhét kiến thức là chủ yếu,
trong đó phần lớn là những người không thi đỗ đại học chính quy. Học lực chưa
đủ giờ nhồi nhét thế làm sao hiểu được bài chứ đừng nói gì đến ứng dụng trong
thực tế. ngoài ra học ngoài giờ hành chính chủ yếu không hiệu quả do ngay từ
giảng viên và học sinh đều có tư tưởng học và dạy cho qua loa hết giờ cũng như
tình trạng học hộ thi hộ.
Còn đại học chính quy thì các bạn
biết rồi đấy, thời gian học, lượng kiến thức, nhiều người đầu tư thời gian học
mà còn chưa chắc hiểu bài huống hồ tại chức, vì thế ưu tiên chính quy là đương
nhiên.
Nhiều đồng
chí lãnh đạo ở Bộ GD-ĐT nói không phân biệt tại chức và chính quy, 2 bằng
này có giá trị như nhau, theo ý kiến cá nhân của tôi thì không thể cào
bằng như thế được.Nhìn khách quan mà nói, xã hội giờ nhiều người có bằng tại
chức giờ đang thi nhau, đua nhau thi cao học để có tấm bằng thạc sĩ nhằm xóa bỏ
cái tiếng nói bằng tại chức của mình.
Hàng hóa còn phân biệt nước này nước
nọ, nhà sản xuất này, nhà sản xuất nọ huống hồ ở đây là bằng cấp, nó thể hiện
trình độ, năng lực của người đó. Nó chỉ có giống nhau đều là cử nhân hoặc kỹ sư
chứ không thể nói có giá trị như nhau được.
Thứ tư, nhiều người khi thấy thông
tin nhiều sở ban ngành không tuyển hệ tại chức làm dấy lên làn sóng
không đồng tình và cho rằng người có bằng tại chức có khi làm việc hơn đại học.
Giờ đây hình thức “trăm hay không
bằng tay quen đã qua”. Những người có bằng tại chức được trang bị kiến thức
không sâu do nhiều yếu tố đem lại nên khi làm việc trình độ khó có thể bằng
chính quy.
Có
thể một người tại chức làm quen tay trong công tác này “sống lâu thành lão
làng” nhưng khi chuyển công tác khác không thể thích nghi được so với người có
bằng chính quy.
Thứ năm, về luật mà nói thì những
tỉnh không tuyển bằng tại chức là đúng luật. Bởi lẽ họ là người tuyển dụng lao
động, họ có một số yêu cầu đòi hỏi nhất định đối với những người thi tuyển.
Họ có quyền lựa chọn những người lao
động có chất lượng cao. Trước tiên phải thể hiện bằng cấp đã, nếu thử việc
không đủ thì họ có quyền không tuyển dụng (trong thời gian thử việc) và tuyển
người khác. Mà theo tôi, trong bộ máy nhà nước nên tuyển như thế.
Nói chung hệ tại chức hiện nay không
theo kịp xu thế của thời đại. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ những người đã
và đang học hệ này hoặc có duy trì hệ này thì đào tạo đặc thù cho vùng miền là
hợp lý
Thời gian tới không nên đào tạo hệ
này nữa. Nếu đào tạo tại chức thì cần phải có những điều kiện nghiêm ngặt như
vậy mới có môi trường công bằng trong học tập, trong cơ hội tìm kiếm việc làm.
B.Đ.Q
0 nhận xét:
Đăng nhận xét